Lưu ý khi dạy trẻ
Cha mẹ luôn yêu thương và dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, yêu thương khác với sự nuông chiều. Nếu trẻ được nuông chiều quá mức sẽ dễ dẫn đến hình thành thói quen xấu, ỷ lại và tệ nhất là có lối sống sai trái. Chính vì thế, khi dạy con, mẹ cần để ý và tránh những sai lầm dưới đây. Nó sẽ giúp bé không chỉ nhận yêu thương mà còn sống trong kỷ luật.

Không nuông chiều con
Thông thường mẹ thường thương con dẫn đến nuông chiều con. Thấy vậy, bé thường được đường lấn tới, đòi hết thứ này đến thứ khác. Vòng tuần hoàn này sẽ cứ tái diễn khi bé tìm được những thứ đồ khác và đòi bạn mua nếu bạn không chấn chỉnh thói quen này. Thói quen chiều con như vậy không chỉ khiến bố mẹ đau đầu mà còn làm trẻ trở nên hư. Vì thế, bố mẹ chỉ nên đáp ứng nhu cầu của con nếu thấy thật sự cần thiết, đồng thời chỉ cho con thấy rằng bạn sẽ chỉ chiều bé ở một giới hạn nhất định, hay một số tiền cố định cho việc mua đồ cho bé, để bé có sự nhìn nhận thực tế về cách chúng có được điều mình muốn và giá trị của đồng tiền cũng như việc chăm chỉ lao động. Bé sẽ phải tự mình tiết kiệm tiền nếu muốn mua thêm.
Muốn dạy con ngoan thì không nên thiếu kỉ luật
Mẹ cần có những nguyên tắc nhất định để giữ kỷ luật cho con và cần phải có những nguyên tắc dứt khoát trong những trường hợp nhất định. Quy định nhữn hình phạt dành cho bé nếu bé vi phạm và mẹ sẽ không nhân nhượng. Ví như nếu bé không nghe lời , bé sẽ bị mất quyền xem tivi, hay không được đi chơi vào cuối tuần. Nếu bé và em mình đánh nhau, hãy bắt hai bé nắm tay nhau trong vòng 10 phút và bắt chúng mặc chung áo trong 1h…Bạn cũng có thể phạt bé đứng trong góc nhà và hát khi bé khi bé cãi làm việc nhà…Có rất nhiều phương pháp để đưa bé vào quy củ và khiến bé phải làm theo. Bé sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình để tránh tái phạm vì bé thật sự không muốn bị mẹ phạt.
Muốn dạy con ngoan thì không nên a dua theo chúng
Trong nhiều trường hợp bố mẹ thường a dua theo con dù con cư xử sai trái và không đúng mực. Khi ấy, bé sẽ mặc định rằng bé không sai, và sẽ tái diễn điều đó khi có cơ hội. Bé sẽ chối bay lỗi của mình vì “mẹ bảo đúng”. Và thế là, bạn đang trở thành người cổ xúy cho con một cách sai lầm.
Trước hết, bạn cần phải nhận thức đúng bản chất của vấn đề, tìm hiểu một cách cặn kẽ về hành động của con, lắng nghe các ý kiến một cách khách quan, và giải thích với con rằng dù bé có làm gì đi nữa thì bạn vẫn luôn yêu bé, nhưng bé phải thành thật và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Hãy giúp con hiểu rằng chúng không được làm trái các nguyên tắc đã đề ra.
Lơ là với trẻ
Theo thống kê những năm trở lại đây, số trẻ em phạm tội có chiều hướng tăng rõ rệt, phần nhiều trong số đó rơi vào những trẻ có bố mẹ li hôn, hay bố mẹ không dành nhiều thời gian cho con, trẻ bị bố/mẹ bạo hành… tất cả đều xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu hoặc không có sự quan tâm đến trẻ. Điều này trước hết đẩy trẻ vào thế bị cô lập, mất phương hướng và dễ dàng sa ngã vào những việc làm sai trái. Trẻ cũng không nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, dẫn đến mối liên hệ tình cảm trong trẻ mất dần và phải tìm kiếm những mối liên hệ thay thế không lành mạnh khác.
Vì vậy, bố mẹ đừng tranh luận hay cãi nhau trước mặt trẻ, không nói những lời lẽ tục tĩu vì bé sẽ học theo. Không thờ ơ với trẻ, kể cả khi bạn nhận thấy con vẫn ngoan ngoãn và nghe lời, hãy quan tâm đến trẻ mọi lúc có thể, sắp xếp cho trẻ một buổi đi chơi khi bạn rảnh, lắng nghe cơ thể và suy nghĩ của trẻ để trẻ luôn cảm thấy dược sẻ chia và yêu thương.
Muốn dạy con ngoan thì không nên làm gương xấu
Bố mẹ luôn là tấm gương để bé học theo. Vì thế, trước mặt bé, bố mẹ luôn phải là tấm gương để be noi theo. Những hành vi không tốt của bố mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và cách hành xử của trẻ, khiến trẻ bắt chước rất nhanh và nếu không được uốn nắn kịp thời sẽ hình thành nên thói quen có hại, nhất là khi chính bạn lại nghĩ rằng trẻ sẽ không chú ý đến những điều này.
Chính vì vậy, bố mẹ cần phải gương mẫu để bé noi theo. Kể cả khi bạn mắc lỗi, bạn cũng nên giải thích để bé hiểu và không làm theo.