Đái đục, đái dầm và đái khó

Khi bé bị tiêu chảy mất nhiều nước, khi bé bị đổ mồ hỏi nhiều… Bé cũng đái ít lại, gắt. Trong các trường hợp này tốt nhất là cho bé uống thật nhiều
Nước. Khám bác sĩ nếu cần.
Đái đục – đái máu: phải mang bé đến bác sĩ hay bệnh viện ngay – đái dục thường do nguyên nhân nhiễm trùng ở bộ tiết niệu. Bác sĩ sẽ cho thứ nước tiểu tìm bệnh. Có khi đó là mủ, có khi là vi trùng hay chất đản bạch, có khi chỉ là những tinh thể phosphate không mấy quan trọng. Đái ra “xì dầu” (đái huyết sắc tố) thường do trúng đôc, phải được chữa tại bệnh viện.
Đái dầm: một bé đái ướt giường ban đêm trong lúc ngủ không gọi là đái dầm nếu bé chưa đến ba tuổi. Thực vậy, dưới tuổi đó, hệ thần kinh bé chưa phát triển đầy đủ, bàng quang cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, bé đái ướt giường trong lúc ngủ là thường. Trên thực tế, có những bé mới một hay một tuổi rưỡi đã sạch sẽ rồi, nhưng có những bé trễ hơn. Con gái hết đái bậy sớm hơn con trai và người ta cũng thấy các bé nhạy cảm, thông minh – thuộc loại thần kinh -thường chậm hơn các bé ù lì, trầm lặng. Các bé nhạy cảm, thông minh để bực mình, hay bướng bỉnh nên bàng quang của bé cũng dễ co thắt hơn, tuy vậy không nên suy ra rằng những bé đái dầm đều… Thông minh hơn người. Quá ba, bốn tuổi, bé vẫn đái ướt giường trong cơn ngủ thì bé đái dầm rồi đó. Cũng cần để ý trường hợp bé đã thức dậy
Nhưng làm biếng không chịu đi ra ngoài và trường hợp bé có bệnh tật ở đường tiểu tiện. Trường hợp sau này bé đái hoài, đái cả khi ngủ lẫn khi thức. Cả ngày lẫn đêm, hoặc đái rát. Đái khó. Phần lớn đái dầm có nguyên nhân tâm lý. Những bé thần kinh căng thẳng. Xung đột tình cảm, không được yêu thương săn sóc (vừa có thêm đứa em)… Thường đái dầm để kêu gợi tình thương của ba má. Cũng Có trường hợp xảy ra đó là bé vì đi xa nhớ nhà. Có bé sau bữa chơi giỡn quá sức ồn ào hay xem phim khủng khiếp cũng đái dấm vì thần kinh bị khủng hoảng quá độ.
Từ bốn, năm tuổi trở lên mà bé vẫn còn đái dầm thì hơi rắc rối rồi đó. Chắc phải có một nguyên nhân tâm lý sâu xa chẳng hạn có những xung đột chống đối với mẹ trong tiềm thức. Một bà mẹ quá nghiêm khắc cứng rắn, không cho bé phát triển cả tánh. Bé sẽ phản ứng lại một cách vô thức trong là đái dấm. Một ông cha hững hờ không chú ý tới bé cũng vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *