Trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để cơ thể khỏe mạnh

Thức ăn được chia thành 4 nhóm, trẻ cần được ăn đủ cả 4 nhóm này trong từng bữa ăn:
Nhóm cung cấp tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô.
Nhóm cung cấp đạm: thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm, đậu, đỗ….
Nhóm cung cấp chất béo: dầu ăn, mỡ, vừng, lạc….
Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: rau, quả
Sốlượng bữa ăn trong ngày của trẻ lứa tuổi ăn dặm
Trẻ 6-12 tháng: ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa bột một ngày.
Trẻ 12-24 tháng: ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn thêm 5 bữa bột một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh).
Trẻ từ 2-5 tuổi: trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh.
Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn.
Cho trẻ ăn dặm bắt đầu từ ngoài 6 tháng
Trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ, không cần ăn, uống bất kỳ loại thức ăn nào khác.
Sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác để đảm bảo năng lượng và sự phát triển của trẻ.
Dù đã ăn các thức ăn khác, sữa mẹ vẫn rất cần cho trẻ đến 18-24 tháng.
Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
Chuẩn bị thức ăn bổ sung cho bé
Rửa tay và thức ăn sạch sẽ trước khi nấu.
Đong đủ lượng nước và bột thích hợp rồi nấu chín.
Thêm thịt, cá, tôm, trứng, ốc, hến đã băm nhỏ.
Thêm rau xanh đã băm nhỏ hoặc nghiền. Thêm dầu ăn hoặc mỡ.
Chế độ ăn khi trẻ bị bệnh (tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp)
Trẻ bị tiêu chảy cần được uống Oresol ngay từ khi mới bị tiêu chảy, nếu không có Oresol thì cho trẻ uống nước cháo muối để phòng mất nước.
Trẻ nhỏ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần cho bú.
Với trẻ đã ăn dặm cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá nhiều lần và ít một. Cần cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần nếu trẻ không có rối loạn tiêu hóa. Trường hợp trẻ khó ăn, khó nuốt dùng giá đỗ xanh làm loãng thực phẩm để trẻ dễ ăn.
Cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc nước quả để tăng lượng kali và các vitamin. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau thô, ngũ cốc nguyên hạt (ngô, đỗ…) vì khó tiêu hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *