Sự phủ nhận của trẻ chỉ nói “không !”

Sự trân trọng những tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát triển hết những tiềm năng vốn có của mình.
Tự nhận thức:
Khi được 15 tháng, con bạn đã nhận ra mình ở trong gương – bé sẽ không còn cố với tới để chạm vào một đứa bé khác ở trong gương. Bé bắt đầu nhận thức mình như một thực thể độc lập.
Bắt đầu chỉ vài tháng sau khi ra đời, hầu hết trẻ em đều trải qua thời gian nói không một cách cứng rắn. Đó là một cách khẳng định khả năng tự nhận thức chính mình của trẻ. Bạn có thể hạn chế số lần dùng từ “không” bằng cách giảm tối đa số lần bạn nói “không”. Thay vì nói “không được đụng vào nó” bạn hãy thử nói “con hãy ra kia chơi đi”.
Sự phát triển của trẻ 16 tháng tuổi
Những trò chơi mà trẻ tập đi chơi
16 tháng tuổi, con bạn đã nắm vững nhiều kỹ năng, thích giúp bạn những việc vặt trong nhà, và có thể đặt tay lên môi và nói “suỵt”. Bé thích chơi trốn tìm, chất đống các khối hợp, và chơi trò chơi về đố chỉ ra các bộ phận cơ thể cũng như “mũi con đâu ?”, “mắt chỗ nào ?”, “miệng nằm đâu ?”. Bé sẽ sẵn sàng giơ tay giơ chân khi bạn mặc quần áo cho bé, và thời gian này, bé bắt đầu quan tâm tới việc đi lên đi xuống cầu thang, mặc dù có lẽ bé không tự điều khiển hành động một mình trong vài tháng nữa.
Thử thách sự hiểu biết: cảm giác bất lực
Đứa con 16 tháng tuổi của bạn vẫn không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bé đảm nhiệm. Bé nghĩ không đúng về chiều cao của một bậc cầu thang hay quấn chân vào nhau khi trèo lên đùi bạn. Xây dựng kỹ năng cơ bản của một con người là công việc phức tạp, và con bạn đang cố gắng tự điều khiển.
Cơn thịnh nộ của trẻ con: hãy làm cho bé dịu bớt.
Đôi khi cảm giác của con bạn sẽ lấn át chính bé, và bé sẽ nổi giận. Dù bạn có nạt nộ đến mấy bé không thể ngưng khóc. Hãy nhớ, bé chỉ có một cách dịu bớt cơn giận. Không giống như bạn, bé không thể hướng cơn giận vào việc luyện tập thân thể bằng một môn thể dục nào đó. Vì thế, suốt cơn giận, hãy kiên nhẫn, luôn ở bên bé, sẵn sàng làm cho cháu thoải mái hay để bé một mình chơi đồ chơi hay làm điều gì bé thích.
Hãy đọc cùng với trẻ
Bạn nên đọc cho con nghe ngay từ lúc cháu còn rất nhỏ, việc chia sẻ những câu chuyện cùng với nhau là một cách tạo sự gắn bó giữa mẹ con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *