Khống chế loét tiêu hóa

Điều sau nữa là bạn phải có đầu óc hài hước. Tôi luôn duy trì một óc hài hước vào mọi lúc đúng nhịp. Tôi cho rằng nếu bạn không thế thì tâm trí bạn sẽ kém đi phần thanh thản. Sự hài hước như dầu mỡ cần cho sự hoạt động của trái tim và cho tâm hồn bạn. Nó giữ cho tôi cảm thấy trẻ trung mỗi khi tôi nghĩ về một cái gì đó có tính chất hài hước.
“Khi tôi còn trẻ tôi cung ham tập luyện nhiều. Tôi đã là một vận động viên nhảy sào ở trường cao đẳng và cũng có một số thành thích. Khi trưởng thành, tôi vẫn giữ được sự hoạt động năng nổ trong nhiều năm, tuy rằng hiện nay tôi đi có hơi bước chậm, tôi vẫn có thể đi dạo rất tốt. Tôi cho rằng đi bộ hàng ngày sẽ giúp cho tim hoạt tốt và khỏe mạnh.
Điều cuối cùng mà ông nhấn mạnh để phòng tránh đột quỵ “là không bao giờ nên lo lắng quan tâm đến nó một cách thái quá”. Lo lắng về việc đó hoặc cái gì khác là khiến cho bạn bị phiền toái vì nó. Hãy suy nghĩ lạc quan, hoạt động tốt và bạn sẽ thấy tốt và thoải mái. Điều đó là phương châm sống của tôi đó.
Loét tiêu hóa không phải do stress gây ra
Nếu có một điều mà bạn muốn hiểu rõ về loét tiêu hóa thì điều đó là: các vết loét không phải do sự căng thẳng (stress) gây ra cũng không phải là do dùng nhiều cà phê, chất gia vị hoặc do dạ dày tiết ra quá nhiều chất toan. Thủ phạm chính là một loại xoắn khuẩn có tên gọi là H.pylori nằm sâu trong niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Loét là bệnh nhiễm trùng cũng tương tự như viêm phổi hoặc viêm họng do liên cầu. Người ta đã phát hiện ra khoảng một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị nhiễm H.pylori. Nhưng đại đa số không bị loét nhưng khi vết loét xuất hiện thì xoắn khuẩn lại là nguyên nhân của 87% trường hợp. Ngoại lệ quan trọng duy nhất là những vết loét do dùng aspirin và vài loại thuốc giảm đau khác.
Những chất phong bế acid chỉ là giải pháp hỗ trợ
Với hàng triệu người Mỹ khi bị loét dạ dày tá tràng thì hầu như thứ thuốc mà họ dùng trước tiên là thuốc phong bế acid như Tagmet, Zantac và Pepcid Ac hoặc loại tương tự như thế. Những thuốc đó tất nhiên sẽ tạm làm lành vết loét nhưng chỉ có tính chất nhất thời, và đến lúc và đến lúc nào đó, thì hơn 90% vết loét sẽ tái phát và thường là loét nặng hơn so với trước đó.
Đến năm 1992, bắt đầu xuất hiện những bài nói về H.Pylori trên y văn. Từ đó đến nay đã có trên 2000 báo cáo về vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *